Tổng quan Ultramarathon

Có hai kiểu đua ultramarathon là đua theo quãng đường và đua theo giờ (người chiến thắng là người đi được quãng đường xa nhất trong khoảng thời gian cho trước). Các quãng đường phổ biến là 50 kilômét (31,069 dặm), 100 kilômét (62,137 dặm), 50 dặm (80,4672 km), và 100 dặm (160,9344 km). Cự ly 100 kilômét được Liên đoàn điền kinh quốc tế (IAAF) công nhận là nội dung tính kỷ lục thế giới.[1]

Các cự ly hoặc lượng thời gian chạy đua khác có thể kể tới như double marathon, chạy 24 giờ và các cuộc chạy nhiều ngày có độ dài từ 1.000 dặm (1.600 km) trở lên. Thể thức và đường đua của mỗi cuộc chạy này không cố định. Đường đua có thể chỉ có một vòng hoặc nhiều vòng (một số chỉ dài 400 mét (1.300 ft)), có thể là chạy trên một con đường thẳng tắp, hoặc chạy băng đồng. Nhiều cuộc chạy ultramarathon, có các chướng ngại vật như thời tiết, độ cao, hoặc địa hình mấp mô. Nhiều trong số các cuộc đua này diễn ra trên những đoạn đường đất hoặc đường núi. Luôn có các trạm tiếp tế cách nhau 20 đến 35 kilômét (12 đến 22 dặm) để người chạy nghỉ ngơi hoặc tiếp sức bằng thức ăn và đồ uống.Các cuộc thi dựa theo thời gian có thể diễn ra trong 6, 12 và 24 tiếng và lên tới 3, 6, hoặc 10 ngày. Các nội dung tính giờ thường diễn ra trong sân vận động hoặc các con đường ngắn hơn 1 dặm.[2]

International Association of Ultrarunners (IAU) là đơn vị tổ chức các giải vô địch thế giới cự ly 50 kilômét (31 dặm), 100 kilômét (62 dặm), 24 giờ, và được công nhận bởi IAAF. Các kỷ lục thế giới do IAU nắm giữ.